Bối cảnh thị trường đang biến đổi không ngừng kể từ sau đại dịch đặc biệt là thị trường tài chính. Bên cạnh đó, sự xuất hiện lạm phát cũng là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư. Trong tình hình thị trường không thể chắc chắn về bất kỳ điều gì, giới đầu tư thường dựa vào diễn biến của các tài sản như vàng để nhìn nhận về tương lai thị trường. Vì vàng được xem là tài sản chống lạm phát và là kênh đầu tư trú ẩn an toàn.
Với nhiều yếu tố ảnh hưởng từ nền kinh tế thị trường, giá vàng đến giữa năm 2022 vẫn còn nhiều biến động không ổn định. Ngoài ra, dưới sự tác động của giá vàng, ngoại hối cũng có những thay đổi liên tục, đây cũng là thời cơ thích hợp dành cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội trên sàn giao dịch CFD.
Trong bài viết này, cùng tìm hiểu và nhận diện yếu tố tác động đến giá vàng, từ đó làm rõ về sức hút của vàng trong năm 2022.
Nội Dung Bài Viết
Tiếp nối những biến động từ năm 2021
Giá vàng dao động mạnh là hệ quả khó tránh khỏi trong chuỗi biến động xã hội, kinh tế và tài chính. So với những giai đoạn trước, các chuyên gia nhận định năm 2021 là năm đầy biến động đối với kim loại quý, đặc biệt là vàng.
Bắt đầu từ đại dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng và những diễn biến khó lường đã tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội. Những nỗ lực pháp phòng chống dịch và biện pháp hỗ trợ kinh tế đã được nhiều quốc gia áp dụng và mang lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, về hiệu quả tăng trưởng kinh tế tại nhiều quốc gia vẫn chưa đạt như kỳ vọng.
Trong bối cảnh đó, các giải pháp ứng phó nhằm kích thích tăng trưởng và phục hồi nền kinh tế được chính phủ các nước tiếp tục đề ra, thực hiện mạnh mẽ hơn. Cân đối điều chỉnh giữa tỷ lệ lạm phát và tốc độ khôi phục nền kinh tế, các quốc gia đã đẩy ra thị trường một lượng tiền tệ lớn, theo ước tính ban đầu là khoảng 10.400 tỷ USD.
Tất nhiên, giải pháp này tạo ra một hệ lụy không thể tránh khỏi, chính là lạm phát gia tăng. Cụ thể, khi một lượng lớn tiền tệ được đưa vào thị trường sẽ làm suy giảm giá trị của đồng tiền nước đó, kể cả đồng USD cũng không ngoại lệ. Với diễn biến giảm giá của các đồng tiền, các nhà đầu tư sẽ chuyển dịch sang tài sản khác ổn định hơn, đó chính là vàng.
Tóm lại, những yếu tố như lạm phát, lãi suất và sự ồ ạt đầu tư vào vàng đã thúc đẩy gia tăng giá trị của vàng, tạo nên nhiều biến động trên thị trường.
Giá vàng năm 2022 và những phân tích vĩ mô

Dự đoán giá vàng tăng trưởng mạnh trong năm 2022
Ở góc độ vĩ mô, có thể nhận xét sự tăng trưởng của giá vàng năm 2022 bởi những nguyên nhân sau. Một là, ở hầu hết các nước áp dụng việc nới lỏng chính sách tiền tệ đã khiến lãi suất giảm, từ đó thúc đẩy đầu tư vào vàng.
Hai là, mức tiêu thụ vàng ở các thị trường mới nổi và đang phát triển tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Những thị trường như Ấn Độ và Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và đã chiếm 50% tổng nhu cầu vàng trên thế giới.
Ba là, các nhà đầu tư được tiếp cận vào thị trường vàng bởi sự xuất hiện của các quỹ ETF được hỗ trợ bằng vàng vào năm 2003 và được củng cố cho đến hiện nay các quỹ ETF nắm giữ khoảng 3,57 nghìn tấn vàng.
Bốn là, sự điều chỉnh gia tăng lượng vàng nắm giữ trong dữ trữ ngoại hối của các các ngân hàng trung ương như Ấn Độ, Hungary, Uzbekistan, Kazakhstan, Thái Lan, Brazil.
Năm là, rủi ro và bất ổn gia tăng khiến các nhà đầu tư xem xét lại vàng như một kênh trú ẩn an toàn và là phương thức phòng hộ truyền thống.
Tiềm ẩn sự thay đổi nhu cầu về vàng
Đầu năm 2022, cuộc chiến giữa Nga và Ukraina xảy ra cùng với áp lực lạm phát sẽ khiến nhiều quốc gia buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, sau một thời gian nới lỏng nhằm phục hồi kinh tế.
Kể từ tuyên bố nâng lãi suất lên 0,25% từ mức 0,25% lên mức 0,5% của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), có thể thấy các yếu tố thúc đẩy nhu cầu về vàng trên thế giới sẽ tiếp tục thay đổi trong năm 2022.
Ngoài ra, nhu cầu đầu tư về vàng giảm đi do sự chuyển hướng chính sách tiền tệ của các nền kinh tế lớn. Bên cạnh đó, so với dự kiến trước năm 2022, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế chung có phần giảm sút trong thời gian qua. Điều này cũng làm cho nhu cầu về vàng giảm bớt.
Một yếu tố khác, do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến giữa Nga – Ukraina mang nhiều rủi ro và bất ổn này sẽ khiến nhu cầu về vàng tăng lên, nhưng mức tăng sẽ không quá lớn và đột ngột.